Tin tức
Tiêu thụ xi măng trông chờ vào các dự án cao tốc
Đánh giá triển vọng năm 2023, mức tiêu thụ xi măng đều giảm do ảnh hưởng nền kinh tế toàn cầu suy giảm, tốc độ giải ngân đầu tư công chậm, thị trường bất động sản vẫn còn suy yếu, bên cạnh đó thuế xuất khẩu clinker tăng lên gấp đôi, cộng thêm khó khăn từ nội tại ngành khi nguồn cung xi măng vượt cao so với nhu cầu. Từ đầu năm đến nay, tiêu thụ xi măng ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu đều giảm Năm 2022, tổng sản lượng tiêu thụ xi măng tại thị trường trong nước chỉ đạt gần 63 triệu tấn (tương đương năm 2021), còn xuất khẩu đạt 30 triệu tấn (giảm 15 triệu tấn so với 2021). Tiêu thụ xi măng chững lại do chu kỳ đi xuống của thị trường bất động sản, cộng với việc giải ngân tại các công trình đầu tư công còn chậm, khiến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xi măng bị ảnh hưởng đáng kể. Đến nay, gần nửa năm 2023 đã đi qua với sự trầm lắng trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ của các doanh nghiệp xi măng. Ông Đinh Quang Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) cho hay, giá đầu vào sản xuất xi măng tiếp tục tăng lên khi giá điện đã tăng thêm 3%, giá than vẫn duy trì ở mức cao, nên hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không khỏi bị ảnh hưởng. Với tình hình này, kết quả kinh doanh 6 tháng không thể đạt mục tiêu đề ra, không tiêu thụ hết năng lực sản xuất, tồn kho nhiều, cả xi măng, clinker, đại diện Vicem dự báo. Trên thực tế, từ cuối năm 2022, đối mặt với những diễn biến thị trường không thuận, một số nhà máy xi măng đã giảm công suất, còn tại thời điểm này, số nhà máy phải cho công nhân nghỉ việc hoặc dừng sản xuất nhiều hơn. Ngoài vấn đề tiêu thụ khó, chi phí sản xuất tăng, các doanh nghiệp còn lo tình trạng cắt điện gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất, bán hàng. Điều chúng tôi lo lắng nhất là thiếu điện, dẫn đến cắt điện luân phiên. Ninh Bình đã cắt điện luân phiên, có những ngày cắt điện khoảng 3 - 4 tiếng thì sản xuất ngưng trệ và nghiêm trọng hơn là chúng tôi không thể xuất hàng được, lãnh đạo một nhà máy xi măng tại Ninh Bình chia sẻ. Đại diện hầu hết doanh nghiệp xi măng đều nhận định, kết quả kinh doanh năm 2023 sẽ kém hơn nhiều so với năm ngoái. Hiện nay, điều mong đợi lớn nhất của các nhà sản xuất xi măng là hệ thống đường cao tốc khởi động để có cơ hội đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa, bởi kênh xuất khẩu hiện đang rất khó khăn. Cụ thể, thị trường Trung Quốc giảm nhập khẩu clinker từ Việt Nam, xuất khẩu sang một số thị trường chủ lực như Philippines, Bangladesh bị thuế phòng vệ thương mại… Nguồn: ximang.vn
Dự báo xu hướng phát triển của ngành Xi măng Trung Quốc
Viện nghiên cứu dữ liệu lớn mạng lưới xi măng Trung Quốc và Văn phòng WCA Bắc Kinh đã phác thảo các xu hướng phát triển trong lĩnh vực xi măng Trung Quốc, đưa ra những hiểu biết sâu sắc về những thách thức và cơ hội mà các nhà sản xuất xi măng Trung Quốc phải đối mặt trong tương lai. Nhu cầu xi măng tại Trung Quốc đang giảm và dự kiến sẽ giảm xuống dưới 2 tỷ tấn/năm trong 3 năm tới. Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc kể từ khi cải cách và mở cửa, ngành công nghiệp xi măng đã mở ra một thời kỳ phát triển mạnh mẽ chưa từng có. Năm 2014, mức sản xuất xi măng quốc gia đạt mức cao lịch sử gần 2,5 tỷ tấn/năm. Sau đó, sản xuất xi măng của Trung Quốc bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ. Trung Quốc hiện đã hoàn thành các dự án cơ sở hạ tầng tầm cỡ Thế giới và đã xây dựng nhiều thành phố lớn. Vì thế việc tiêu thụ xi măng sẽ giảm dần trong nhiều năm tới tại mức ổn định là điều tất yếu. Sản lượng xi măng giảm 10,5% xuống còn khoảng 2,13 tỷ tấn/năm vào năm 2022. Tốc độ giảm có thể còn cao hơn trong các năm tới. Ngay cả khi nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu phục hồi vào năm 2023, với việc nới lỏng các biện pháp phong tỏa do Covid-19, nhu cầu về xi măng dự kiến sẽ giảm nhẹ. Điều này chủ yếu là do ngành Bất động sản đang gặp khó khăn và số lượng dự án cơ sở hạ tầng mới ít hơn. Dự kiến từ năm 2024 đến 2025, yêu cầu cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục giảm và nhu cầu xi măng của Trung Quốc sẽ giảm hơn nữa. Nó được dự đoán sẽ giảm xuống dưới 2 tỷ tấn mỗi năm vào năm 2025. Lợi nhuận sẽ vừa phải, kỷ nguyên lợi nhuận cao đã qua Giai đoạn 2018 - 2021 thường được gọi là “kỷ nguyên vàng” của ngành Xi măng Trung Quốc, lợi nhuận bình quân đạt 16 - 19% doanh thu. Năm 2022, lợi nhuận của ngành Xi măng gần như giảm một nửa, xuống mức khoảng 7,3% chủ yếu do nhu cầu giảm, giá giảm và chi phí cao. Dù vậy, con số này vẫn cao hơn 1,3% so với tỷ suất lợi nhuận chung của tất cả các ngành. Với tác động của nhu cầu yếu, giá than cao và tình trạng dư thừa nghiêm trọng trong tương lai, triển vọng lợi nhuận sẽ giảm và ngành sẽ đi theo xu hướng kinh doanh chung là tìm kiếm tỷ suất lợi nhuận tương đối ổn định và hợp lý. Tối ưu hóa mô hình cạnh tranh Kể từ khi xây dựng Kế hoạch 5 năm lần thứ 13, các doanh nghiệp xi măng hàng đầu đã thực hiện hàng loạt vụ sáp nhập và tổ chức lại. Việc tổ chức lại các công ty lớn đã nhanh chóng làm tăng mức độ tập trung của ngành. Đến cuối năm 2022, mười doanh nghiệp xi măng lớn nhất của Trung Quốc chiếm 60% tổng công suất clinker của quốc gia. Hiện tại, có hơn 2900 công ty xi măng đã đăng ký tại Trung Quốc, thuộc hàng trăm nhóm độc lập chứng tỏ rằng trong khi thị trường cạnh tranh khốc liệt, tỷ lệ tập trung vẫn cần phải được tăng lên để đạt được tình trạng cạnh tranh ổn định. Với xu hướng phát triển trong ngành, một số lượng lớn các công ty xi măng vừa và nhỏ sẽ rút lui khỏi thị trường. Dự kiến, các doanh nghiệp hàng đầu của Trung Quốc sẽ đẩy nhanh việc sáp nhập, mua lại và tổ chức lại, do đó nâng cao hơn nữa mức độ tập trung của ngành. Do đó, dự kiến mô hình cạnh tranh sẽ ổn định. Nguồn: ximang.vn
Xi măng Sông Lam từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước
So với nhiều sản phẩm của một số doanh nghiệp xi măng ở Việt Nam, các sản phẩm của Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam được xem là “sinh sau đẻ muộn”. Qua 6 năm phát triển, các sản phẩm của Xi măng Sông Lam đã từng bước khẳng định uy tín thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Qua 6 năm hoạt động, sản lượng bán hàng nội địa của Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam tăng trưởng hàng năm. Nếu như năm 2020, Xi măng Sông Lam tiêu thụ tại thị trường nội địa chỉ khoảng 800.000 tấn, đến năm 2022 đã tăng lên 1,3 triệu tấn (tăng 60% so với năm 2020 và 37% so với năm 2021). Riêng quý 1/2023, tiêu thụ trong nước khoảng 280.000 tấn sản phẩm (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2022). So với năng lực sản xuất và sản lượng xi măng ra lò của Xi măng Sông Lam thì những số liệu đó còn khiêm tốn. Vì vậy, Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam tích cực xây dựng uy tín thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm đạt chuẩn và kết nối chặt chẽ với các nhà phân phối trong nước phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Với cách làm đó, sản phẩm Xi măng Sông Lam hiện có mặt rộng khắp mọi miền đất nước. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và nhiều tỉnh phía Nam. Cảng Vissai - Nghi Thiết được đưa vào khai thác từ tháng 10/2017 cho phép tàu trên 7 vạn tấn vào nhận hàng. Cùng với đẩy mạnh sản xuất, kết nối tiêu thụ sản phẩm xi măng, Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam đang hoàn thiện hệ thống Cảng biển quốc tế nước sâu Nghi Thiết. Bên cạnh 2 cầu cảng chuyên dùng dài gần 2.000m, có thể đón tàu 70.000 tấn vào bốc xếp xi măng, Công ty đã hoàn thành 4 Cảng biển quốc tế tổng hợp và đang tổ chức khai thác thử nghiệm, đón tàu 30.000 tấn. Dự kiến các bến Cảng quốc tế tổng hợp của Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam sẽ hoàn thiện và đưa vào sử dụng đầu quý 3/2023. Với dây chuyền sản xuất hiện đại, chất lượng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao và được sự ủy nhiệm của Tập đoàn Xi măng The Vissai, sản phẩm Xi măng Sông Lam nhanh chóng tiếp cận thị trường nhiều nước, vùng lãnh thổ trên Thế giới như: Hong Kong, Philippines, Trung Quốc, Australia, Mauritius, một số nước châu Âu… và đặc biệt được xuất khẩu đến nhiều thị trường lớn, trong đó có nước Mỹ – một thị trường khá khó tính. Trong năm 2022, Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam đạt sản lượng trên 4,6 triệu tấn xi măng, hơn 1 triệu tấn clinker; đơn vị đã xuất khẩu 4,4 triệu tấn (cả xi măng và clinker) đến nhiều nước, doanh thu đạt hơn 5.000 tỷ đồng. Trong những tháng đầu năm 2023, lãnh đạo Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam đến nhiều quốc gia, kết nối với các đối tác, tiếp tục giới thiệu, ký kết xuất khẩu xi măng. Sản phẩm Xi măng Sông Lam bắt đầu xuất khẩu xi măng sang thị trường Mỹ từ cuối năm 2019 và sản lượng tăng trưởng mạnh qua từng năm. Cụ thể năm 2019, xuất sang Mỹ gần 128.000 tấn; năm 2020 xuất hơn 1,23 triệu tấn; năm 2021 xuất gần 1,3 triệu tấn; năm 2022 xuất gần 2 triệu tấn. Dự kiến năm 2023, Xi măng Sông Lam sẽ xuất sang thị trường Mỹ khoảng 2,3 triệu tấn sản phẩm. Ông Hoàng Minh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam cho biết, hiện sản phẩm Xi măng Vissai đã được chứng nhận sử dụng trong các công trình giao thông tại bang California (Caltrans), Texas (DOT) và đang trong quá trình thẩm định để được công nhận tại các bang khác như: Lousiana, Ohio, Kentucky, New Orleans, Ilinois… Thị trường xuất khẩu xi măng của Vissai và Xi măng Sông Lam tại Mỹ ngày càng mở rộng. Nguồn: ximang.vn
Xi măng Trung Quốc tiếp tục đà phục hồi
Theo Hiệp hội Xi măng Trung Quốc, vào đầu tháng 4, do kỳ nghỉ lễ Thanh Minh và lượng mưa lớn, nhu cầu thị trường xi măng trong nước suy yếu đáng kể. Giá xi măng giảm nhẹ so với tháng trước. Vào giữa tháng 4, khi thời tiết được cải thiện, nhu cầu thị trường xi măng phục hồi, đà giảm giá so với tháng trước của giá xi măng trên thị trường cả nước được thu hẹp. Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, trong quý I, sản lượng xi măng tích lũy ở khu vực Đồng bằng sông Dương Tử là 83,62 triệu tấn, chiếm khoảng 21% tổng sản lượng xi măng của cả nước. Trong số đó, sản lượng của Giang Tô, Chiết Giang và An Huy là 25,67 - 28,8 triệu tấn và sản lượng xi măng Thượng Hải là 868.000 tấn. So với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng xi măng của Giang Tô vẫn ổn định, sản lượng xi măng của Chiết Giang và An Huy tăng khoảng 2% đến 5%, cơ sở của Thượng Hải nhỏ, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Do ảnh hưởng của thời tiết (mưa) trước đó, nhu cầu ở hạ nguồn khu vực đồng bằng sông Dương Tử không ổn định và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như suy thoái thị trường bất động sản và thiếu vốn cho CSHT, nhu cầu xi măng nói chung đang ở mức yếu. Điều đó dẫn đến cú sốc giá nhẹ và đi xuống. Mức giảm giá từ giữa đến đầu tháng 4 là từ 10 - 30 NDT/tấn. Bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm giá xi măng ở Giang Tô và Chiết Giang, các doanh nghiệp xi măng ở các khu vực xung quanh cũng phải điều chỉnh. Giá xi măng tại Thượng Hải giảm nhẹ 10 - 20 NDT/tấn. Giá xi măng ở phía nam tỉnh Giang Tô giảm khiến Nam Kinh, Trấn Giang và các khu vực lân cận khác cũng theo xu hướng giảm, với mức giảm mức trung bình là 15 NDT/tấn. Giá xi măng tại khu vực Suxichang đã giảm nhẹ hai đợt liên tiếp do tác động của xi măng nhập khẩu giá rẻ, mức giảm tích lũy lên tới 20-30 NDT/tấn. Giá xi măng tại các khu vực Hàng Châu - Jiahu, Shaoxing và Jinjianqu của tỉnh Chiết Giang đã giảm 10 NDT/tấn và việc giảm giá tại khu vực Jinjianqu chủ yếu do tác động của xi măng nước ngoài giá rẻ. Các nhà máy nghiền và hệ thống phân phối cho các dự án ở khu vực Yongwentai đã hoạt động trở lại bình thường, nhưng giá xi măng vận chuyển đến cũng đã giảm 10 - 15 NDT/tấn trước và báo giá của các doanh nghiệp địa phương tạm thời ổn định. Giá xi măng ở Hợp Phì và An Huy ổn định; giá xi măng ở Vu Hồ và Tongling dọc theo sông ổn định; nhu cầu thị trường ở phía bắc An Huy ở mức trung bình, bị ảnh hưởng bởi tác động của xi măng giá rẻ nước ngoài, trong ngắn hạn. Nhu cầu ở khu vực đồng bằng sông Dương Tử dự kiến sẽ cải thiện vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 này. Thời tiết đã cải thiện, các dự án xây dựng ở hạ lưu đã hoạt động trở lại, do đó nhu cầu về xi măng cũng tăng lên đáng kể. Đồng thời, các công ty xi măng trên thế giới đang tích cực thực hiện chương trình sản xuất cao điểm trong quý II, dự báo giá xi măng sẽ ổn định hoặc điều chỉnh nhẹ trong thời gian sau đó. Các doanh nghiệp tỉnh Giang Tô đang đàm phán về việc sản xuất so le sản lượng cao điểm trong quý II, dự kiến tạm dừng sản xuất trong 20 ngày. Nếu suôn sẻ giá cả sẽ ổn định trong thời gian sau đó. Các doanh nghiệp xi măng ở khu vực Chiết Giang có kế hoạch thực hiện kế hoạch sản xuất xen kẽ trong 12 ngày từ tháng 4 đến tháng 5 và giá sẽ ổn định hoặc dao động nhẹ trong thời gian sau đó.
Happy International Women's Day!
Happy International Women's Day!
Bình Định chấp thuận chủ trương đầu tư KLH Gang thép Long Sơn công suất 5,4 triệu tấn/năm
UBND tỉnh Bình Định vừa chấp thuận chủ trương đầu tư Khu liên hợp Gang thép Long Sơn ở thị xã Hoài Nhơn có công suất 5,4 triệu tấn/năm.
ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM 2022
Sau thời gian dài tạm hoãn do tình hình dịch Covid-19, Công đoàn Công ty CP XNK Thiết bị mỏ Hàn Việt đã tổ chức chương trình “Đêm hội trăng rằm-Trung thu 2022” đầm ấm, vui vẻ và ý nghĩa cho con em của Cán bộ Công nhân viên.
Giá vật liệu xây dựng tại châu Âu tăng từng giờ
Ngành xây dựng ở châu Âu đang cùng lúc phải đối phó với tình trạng thiếu nguyên vật liệu, chi phí năng lượng và khan hiếm nhân công
Ống khoan và mũi khoan Ba chóp xoay Robit®
Mũi khoan Tam giác xoay Robit® có cấu trúc cắt tối ưu và công nghệ chịu lực mạnh mẽ để mang lại hiệu suất tối đa.